Nhiều quy định khiến phụ huynh e ngại chưa cho con đến trường

Hà Nội và TP. HCM đang loay hoay với quyết định cho HS trở lại trường khi nào. Ở Hà Nội nhiều trường đã quyết định chưa cho học trở lại, hoặc có trường mở nhữn

 

Phong tỏa toàn trường nếu có F0

Có những trường chỉ có vài chục em đến học.

          Trước thông tin Hà Nội sẽ phong tỏa tạm thời toàn trường hoặc một khu vực nếu có ca mắc Covid-19 trong trường, cô Đỗ Thị Bảy, Phó hiệu trưởng trường Phan Đình Phùng (Hà Nội) cho hay, để đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch, trường cần phối hợp bên y tế. Còn liên quan vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ của học sinh (HS), trường cần đến sự phối hợp từ phụ huynh để chăm lo cho các em. Nếu HS phải ở lại, bếp ăn của trường sẽ được sử dụng để nấu ăn cho các em. Tuy nhiên, vì không phải là trường bán trú, trường chỉ có thể sắp xếp cho HS ở lại phòng học, tận dụng tất cả cơ sở vật chất, tách các em thành nhóm nhỏ để đảm bảo giãn cách.

Không ít giáo viên, phụ huynh lo ngại về những bất tiện trong sinh hoạt cũng như nguy cơ lây nhiễm khi HS phải ở lại trường. Chị Mai Hoa, một phụ huynh ở Hà Nội, lo lắng đặt câu hỏi: "Trong bối cảnh ở Hà Nội tăng hàng trăm ca lây nhiễm trong cộng đồng mỗi ngày thì việc xuất hiện F0 trong trường học là điều rất dễ xảy ra. Với quy định này, cho con đi học phải mang theo một va ly đồ cá nhân, bàn chải đánh răng, khăn mặt, mì ăn liền, bánh trái, sữa... ăn, ngủ trên bàn học. Còn tắm rửa thế nào khi cơ sở vật chất của trường còn hạn chế? Điều này khiến tâm lý các con bất an, ngần ngại khi đến trường…".

Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng: Phong tỏa tạm thời là bao lâu? Ai sẽ nuôi HS? Vấn đề ăn uống, vệ sinh sẽ giải quyết như thế nào? Sắp xếp như thế nào khi một lớp học có cả nam và nữ? Đồng tình với lo lắng của phụ huynh, bác sĩ Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM, cho rằng quy định, hướng dẫn xử lý F0 trong trường học của Hà Nội chưa hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Xử lý theo cách như vậy sẽ rất khó khăn, tốn kém và làm người dân hoang mang hơn. Bác sĩ Dũng cho rằng, với tình hình dịch bệnh hiện nay, khi đón HS trở lại, khả năng xảy ra sự cố hoặc có F0 trong trường sẽ rất thường xuyên. “Trong hướng dẫn xử lý của Hà Nội, F1 được xác định là tất cả HS, giáo viên của lớp có F0, như vậy là quá rộng và không đúng. Vì các em đến trường đều có đeo khẩu trang và giãn cách thì nguy cơ lây nhiễm không cao. Ngay cả khi là F1, các em đã tiêm vaccine cũng không cần cách ly. Nếu Hà Nội vẫn còn e ngại như thế, tôi nghĩ tạm thời chưa cho HS tới trường thì hơn”, bác sĩ Dũng nêu quan điểm.

Nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng, không phải nhìn đâu xa, quy trình xử lý khi trường có ca F0 của Hà Nội khá cứng nhắc, trái ngược với TP.HCM cũng như với các quốc gia khác. Cụ thể, khi phát hiện F0 trong lớp học, cách xử lý sẽ tùy theo trường hợp nhưng sẽ không đóng cửa trường. Khi phát hiện có F0 trong lớp sẽ cách ly tạm thời F0. Tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh, khử khuẩn lớp và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ HS, giáo viên có mặt trong lớp đó (F1), còn các lớp học khác hoạt động bình thường. Đối với F1 đã tiêm vaccin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 thì được đi học và làm bình thường nhưng tuân thủ 5K, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục7 ngày một lần bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho đến khi không còn phát hiện F0…Có thể nói, những quy định của Hà Nội chặt chẽ quá mức cần thiết, trong khi độ phủ vaccine Covid-19 cho người lớn của Hà Nội đã rất tốt.

Nhiều phụ huynh chỉ cho con đi học khi tiêm đủ 2 mũi

Theo dự kiến, học sinh lớp 1, lớp 9, lớp 12 ở TP.HCM sẽ đến trường vào ngày 13-/12. Tuy nhiên, kế hoạch sau khi ban hành vấp phải ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh. Những người phản đối cho rằng, không nên thí điểm với trẻ lớp 1, vì các em còn quá nhỏ, hiếu động, chưa có ý thức rõ ràng về phòng chống dịch và cũng là nhóm tuổi chưa tiêm vaccine.Sáng 8/12, UBND TPHCM đã có quyết định tạm dừng việc đi học trực tiếp đối với học sinh lớp 1 và trẻ mẫu giáo 5 tuổi so với kế hoạch trước đó cho đến khi có thông báo mới.Trước đó, 565 trường tiểu học ở TP. HCM đã khảo sát ý kiến của hơn 121.700 phụ huynh thì có hơn 70% không đồng thuận cho con đi học trực tiếp.

Giữa bối cảnh mỗi ngày có thêm hàng trăm ca nhiễm mới, trong đó khoảng một nửa là F0 trong cộng đồng,thìngày 2/12, Hà Nội quyết định cho HS cấp THPT toàn thành phố trở lại trường học trực tiếp từ ngày 6/12, trừ các trường tại phường Phố Huế (Hai Bà Trưng), Khâm Thiên và Trung Phụng (Đống Đa). Sau khi nhiều trường tổ chức trưng cầu ý kiến thì tỷlệ phụ huynh không đồng tình cho con quay lại trường ở thời điểm này rất cao. Trước áp lực này, ngày 5/12, Sở GD-ĐT Hà Nội phải có điều chỉnh, từ ngày 6/12, chỉ HS khối 12 của các trường học tập, theo phương án 50% số lớp 12 học trực tiếp vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu, 50% số lớp còn lại đến trường vào thứ ba, thứ năm, thứ bảy. Những ngày không học trực tuyến, HS học online. Tuy nhiên, nhiều trường học vẫn quyết định hoãn mở cửa sau khi trưng cầu ý kiến của phụ huynh.

Tối ngày 4/12, trường Marie Curie phát thông báo khẩn, tiếp tục cho HS khối THPT học online tại nhà đến khi có thông báo mới. Quyết định này được đưa ra dựa trên kết quả khảo sát phụ huynh toàn trường. Theo đó, 82% phụ huynh tại cơ sở Mỹ Đình và 74% tại cơ sở Văn Phú chưa muốn con em đến trường khi  chưa được tiêm vaccine mũi 2. Tương tự, cô Văn Thùy Dương, Hiệu phó trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cũng cho biết, trường đã kiến nghị xin phép lùi thời điểm đón HS. Khoảng ngày 21/12, HS của trường mới tiêm vaccine mũi 2. Do đó, nhà trường đề xuất được học trực tuyến đến hết tháng 12. Quyết định này của trường được đông đảo phụ huynh ủng hộ. Còn trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), cũng cho HS tiếp tục học trực tuyến từ 6/12 đến 19/12, sau khi đã hoàn thành 2 mũi vaccine.

Chị Mai Lan, quận Thanh Xuân, Hà Nội, có con học lớp 12 bày tỏ: "Con tôi đang trong giai đoạn chuẩn bị ôn thi học kỳ 1 và cũng đang học cuối cấp nên mong muốn làm sao con được an toàn nhất. Với tình hình dịch bệnh hiện nay, chỉ khi nào các con hoàn thành tiêm mũi 2 thì tôi mới yên tâm cho con đi học. Dù trường đã tổ chức dạy trực tiếp nhưng tôi vẫn mong muốn con ở nhà học trực tuyến, không biết có được không?".

Sau 3 ngày Hà Nội cho HS lớp 12 đi học, trường xuất hiện F1 buộc cả lớp chuyển sang học trực tuyến; có trường chỉ có 9 em đi học.Trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) có 681 HS lớp 12, nhưng trong ngày đầu tiên đi học chỉ có 33 em đến lớp. Đến ngày thứ 2, chỉ 9 HS tới trường. Học sinh Hà Nội trong ngày trở lại trường. Cô Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông, “Với tình hình như thế, phụ huynh chưa yên tâm cho con tới trường, có thể thông cảm được. Hiện trường kết hợp 2 phương thức dạy học trực tuyến và trực tiếp. Với những lớp chỉ có 1-2 HS đến học, giáo viên vẫn dạy trực tiếp đồng thời kết nối màn hình máy chiếu để các em ở nhà học trực tuyến vẫn cảm nhận được không khí trên lớp. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đáp ứng được nhu cầu học trực tuyến kết hợp học trực tiếp như mong muốn của phụ huynh. Một vị hiệu trưởng trường trung học ở quận Tân Phú, TP.HCM cũng chia sẻ, với những HS không đi học trực tiếp mà ở nhà, trường chưa biết phải áp dụng biện pháp nào cho hiệu quả với những HS này. Bởi giáo viên đã dạy trực tiếp thì sẽ không còn sức lực và thời gian để dạy trực tuyến lại cho những HS học ở nhà./.

 

 BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TP.HCM: Tăng nguy cơ lây nhiễm nếu phong tỏa cả trường

Khi xuất hiện ca dương tính SARS-CoV-2, nhà trường nên giải quyết cục bộ, không cần phong tỏa diện rộng. Trường hợp mắc Covid-19 chắc chắn được đưa đi điều trị. Với những HS cùng lớp, chỉ nên coi những em ngồi xung quanh F0 và tiếp xúc gần là F1, cho các em về cách ly tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm. Những em còn lại trong lớp đó cũng như HS lớp khác tiếp tục đến trường. Việc phong tỏa tạm thời cả lớp, một khu vực hay toàn trường sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác, trong đó có cả tăng nguy cơ lây nhiễm.

 

 

 

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận